Cần minh bạch hóa thị trường mỹ thuật

(PLO) - Nhiều năm qua, vấn nạn tranh giả, tranh sao chép, tranh nhái diễn ra phổ biến đòi hỏi nền thị trường mỹ thuật Việt Nam phải minh bạch và rõ ràng. Nhiều họa sĩ cho rằng, giải pháp trước mắt rất cần một sàn giao dịch bài bản, uy tín và chuyên nghiệp ra đời.

Và điều này sẽ giúp cho họa sĩ sẽ tự quản lý tác phẩm của mình và công khai giá bán tác phẩm. Để hiểu rõ hơn vấn đề trên, PV đã có cuộc trao đổi với họa sĩ Đặng Tiến (Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hải Phòng), họa sĩ Lý Trực Sơn, họa sĩ Trần Hoàng Sơn (Giảng viên khoa Hội họa – Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam).

 

Họa sĩ Lý Trực Sơn:

Thị trường nghệ thuật Việt Nam từ trước đến giờ có một vấn đề nổi cộm là không minh bạch về hình ảnh và giá cả của tác phẩm nghệ thuật dẫn đến bạn sao chép tác phẩm nghệ thuật và nạn làm giá tác phẩm. Nghệ sĩ bán tác phẩm qua các kênh gallery offline chịu sự phụ thuộc rất lớn đối với gallery về việc tiếp thị hình ảnh của bản thân tới nhà sưu tập, bị sao chép tranh bất hợp pháp và bị ép giá bán tranh.

Ví dụ các Gallery sẽ thương thảo với nghệ sĩ một mức giá niêm yết ban đầu và nghệ sĩ sẽ đồng ý với tỉ lệ phần trăm doanh thu thu về từ tác phẩm đó của mình. Nhưng sau đó Gallery sẽ cố gắng bán tác phẩm đó với mức giá cao nhất có thể, đôi khi là cao hơn nhiều so với mức giá thỏa thuận ban đầu với nghệ sĩ. Nghệ sĩ hoàn toàn không được biết về giá bán thực sự của tác phẩm của mình và tất nhiên cũng không được chia sẻ số phần trăm lợi nhuận chênh lệch.

Tôi cho rằng, mới đây việc ra mắt Sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật http://indochineartdeco.vn/ của Indochine Art góp phần làm minh bạch hóa thị trường nghệ thuật Việt Nam. Theo đó, nghệ sĩ có thể tự chủ động công khai hình ảnh và giá bán cho tác phẩm của mình, đưa tác phẩm của mình quen thuộc tới nhiều đối tượng công chúng, từ đó nâng cao khả năng nhận diện của bản thân đối với công chúng, giảm bớt tình trạng công chúng mua phải tranh sao chép không có nguồn gốc và tình trạng ép giá của Gallery đồng thời cũng nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị nghệ thuật đích thực.

 

Họa sỹ Đặng Tiến:

Tôi thấy vấn nạn tranh giả, tranh chép xảy ra ở Việt Nam rất lâu rồi. Bởi vì từ trước đến giờ người họa sĩ khi vẽ tác phẩm xong tự tìm đầu ra, tự liên hệ với người bán, tự giao dịch, tự công bố tác phẩm. Lẽ ra, người nghệ sĩ chỉ tập trung vào sáng tác thì nay phải lo thêm cả chuyện làm thế nào để tác phẩm của mình không bị chép lại, bị làm nhái.

Không những thế, khi xảy ra, nghệ sĩ rất ngại trong việc đấu tranh đòi quyền lợi của chính mình. Vì thế, tôi nghĩ sự ra đời của Sàn giao dịch tác phẩm mỹ thuật trực tuyến của Indochine Art cũng thay mặt họa sĩ phần nào góp phần hạn chế vấn nạn tranh chép, tranh giả với một thị trường tranh đang nhộm nhoạm thế này thì sự ra đời là rất cần thiết và đúng lúc.

Sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật trực tuyến của Indochine Art thực hiện công khai, công bố tác phẩm một cách thật chi tiết như tác phẩm đó sẽ nằm tại nhà sưu tập nào, địa chỉ ở đâu, giá bán bao nhiêu? Những ai muốn tìm hiểu tác phẩm đó tận gốc như thế thì có thể đền tìm đến địa chỉ này. Tôi cho đó là điều tốt, tránh cả việc họa sĩ cũng tự bán cho người này người kia không công bố một cách công khai.

 

Họa sĩ Trần Hoàng SơnHọa sĩ sẽ tự quản lý tác phẩm của mình và công khai giá.

Tôi có may mắn làm việc với những gallery chuyên nghiệp và uy tín và minh bạch về giá cả. Tuy nhiên trước đó rất lâu, bản thân tôi cũng là nạn nhân của việc sao chép tranh.

Có 3 hình thức tác phẩm nghệ thuật bị sao chép: Các gallery có đội ngũ chuyên gia chép tranh, họ nhận tranh của nghệ sĩ hợp tác với một thỏa thuận giá nhất định, sau đó để đội ngũ chép tranh chép lại tác phẩm của nghệ sĩ, đề tên nghệ sĩ và bán bản sao cho nhà sưu tập trong khi bản gốc vẫn còn ở gallery. Nghệ sĩ không có cách nào biết được về việc bán các bản sao này và do đó cứ nghĩ rằng tranh của mình không thể bán được.

Các gallery tìm kiếm hình ảnh các dòng tranh phổ biến dễ được thì trường chấp nhận, tiến hành sao chép và bán với số lượng lớn mà không xin phép tác quyền của tác giả. Mà thực chất họ cũng không biết tác giả là ai.

Gallery khai tách hình ảnh tác phẩm của các nghệ sĩ tên tuổi lớn đặc biệt là các nghệ sĩ đã quá cố và bán với giá thành rẻ. Điều này vô hình chung làm giảm giá trị thương mại của tác phẩm nghệ thuật.

Vì thế, Sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật http://indochineartdeco.vn/ giúp tạo ra một thị thường nghệ thuật minh bạch về hình ảnh và giá cả với sự thỏa thuận công bằng, công khai với nghệ sĩ, tạo thêm một kênh chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn để nghệ sĩ quảng bá hình ảnh của mình tới công chúng

Tôi nghĩ, Indochine Art cần tăng cường hơn nữa tính minh bạch của tác phẩm nghệ thuật bằng cách tạo công cụ cho nghệ sĩ đăng tải hình ảnh quá trình sáng tác của bản thân, minh chứng về tác quyền và quá trình lao động. Nghệ sĩ cũng có thể đăng thông tin về catalog triển lãm đã tham gia, giải thường nhận được để tăng uy tín của bản thân.

 

Theo PLO