Người truyền lửa sơn mài qua chất liệu hồn quê
Baoquocte.vn. TGVN. Từ những hình tượng dung dị, gần gũi với đồng quê như con trâu, cái kén, con tằm… nhưng qua bàn tay của nghệ nhân, họa sỹ Nguyễn Tấn Phát, chúng được khoác lên mình hình hài thực sự sơn mài và từ sản phẩm biến thành những tác phẩm mang giá trị cao.
Dù nhiều, dù ít, mỗi nghệ sỹ đều mang trong mình sự khác biệt. Và, những nghệ sỹ nổi danh thường không chỉ mang đến cho những tác phẩm của mình sự khác biệt lớn, mà còn bởi những giá trị nhân văn không gì quy đổi được. Nguyễn Tấn Phát là một trong số đó. Là người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất nhân kiệt Sơn Tây, tôn chỉ sáng tác của anh chính là câu nói nổi tiếng của Gustav Mahler: “Truyền thống không là sùng bái đống tro tàn, mà phải duy trì ngọn lửa”.
Hẹn gặp họa sỹ Nguyễn Tấn Phát nhiều lần nhưng dường như chưa đến duyên. Cuối cùng, dòng tin nhắn trả lời của anh khiến tôi không thể trì hoãn mà lập tức thu xếp để lên đường. Thời gian này, Phát đang dốc sức cho 1010 tượng trâu với hơn 300 mẫu đã hoàn thành để sắp đặt tại Làng cổ Đường Lâm.
Từ nghệ nhân sống khỏe với nghề…
Đến tận nơi, “mục sở thị” không gian sống và làm việc của Phát mới thấy tiếc rằng mình đã không thể đến thăm anh sớm hơn. Đó có thể nói là một không gian “đặc quánh” của nghệ thuật. Khi bạn đã lạc vào một không gian được nghệ sỹ dày công sắp đặt bằng chính những tác phẩm mà bản thân nó đã được người họa sỹ sắp đặt cho những hình hài mang đầy thông điệp thì bạn xem mãi chẳng thể dứt ra được. Đó là cảm xúc của tôi khi lạc vào không gian sáng tác của anh.
Với bất kỳ nghề gì, tuổi nghề là cái gì đó rất quan trọng. Nhưng với Phát, một họa sỹ trẻ 8X thì những gì anh đã làm được thật đáng nể. Đó không chỉ là khối lượng những tác phẩm đi qua bàn tay của anh, không chỉ ở cơ ngơi vật chất đang liên tục hoàn thành những sản phẩm nghệ thuật theo đơn hàng tạo ra công ăn việc làm cho cả chục nhân lực. Đó cũng không chỉ là những giải thưởng đếm mãi chưa hết của anh trong lĩnh vực này. Quan trọng hơn cả, đó chính là tư duy đi trước tuổi của một người muốn giữ lửa nghệ thuật cho những thế hệ đang và sẽ tiếp bước theo mình.
Chẳng hiểu cái duyên đưa Nguyễn Tấn Phát đến với nghệ thuật có phải tuổi thơ hay lẽo đẽo theo ông nội đi vẽ ở đền chùa hay không nhưng rõ ràng anh đã được kế thừa gene khéo tay từ cha mình. Cậu bé Phát vẽ mọi lúc mọi nơi, trên tường đất bằng những mảnh ngói vỡ, bằng cọng que trên cát. Anh bảo: “Năng khiếu có lẽ đã được chắp cánh từ khi tôi thi đỗ vào trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Tôi đến với nghề sơn mài và nó trở thành một phần trong con người tôi”.
Các tác phẩm của Phát thường gắn với những biểu tượng văn hóa gần gũi với đời sống gia đình Việt Nam, như con trâu, con dê, con gà hay con ốc sên… nhưng được anh sáng tạo một cách độc đáo.
Mỗi sản phẩm đều phải trải qua hàng chục bước, từ tạo phôi sản phẩm đến các lớp phủ sơn, đánh bóng, khảm trai, tạo hiệu ứng màu…
Anh dành cả tâm huyết để thổi vào nó hồn cốt nghệ thuật, cho ra đời những tác phẩm độc đáo, truyền thống mà hiện đại, lại vừa có giá trị kinh tế cao.
Năm 2011, Phát trở thành hội viên Hội mỹ thuật Việt Nam. Khi đó, anh mới 28 tuổi. Đến nay, anh đã sở hữu khối lượng kha khá các giải thưởng, điển hình như giải thưởng “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố Hà Nội” năm 2011; Giải Nhất Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2014; Tham gia giải thiết kế quà tặng APEC 2017 tại Đà Nẵng… Năm 2017, anh được UBND TP. Hà Nội trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội”.
Giới thiệu với tôi tác phẩm nghệ thuật “Mặt Phật tĩnh tâm”, anh cho biết: “Tổng thể tác phẩm là được làm từ 21 bức mặt Phật, ghép lại thành hình một người ngồi thiền. 21 bức mặt Phật được sáng tác bằng chất liệu sơn mài Nhật Bản. Nó đã mang về cho tôi giải thưởng trong Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc".
… đến niềm đam mê với sơn mài
Họa sỹ Nguyễn Tấn Phát chia sẻ, anh từng sáng tác trên nhiều chất liệu khác nhau như tranh sơn dầu, tranh bột màu… để trải nghiệm, nhưng cuối cùng, anh vẫn chỉ tìm thấy chính mình ở sơn mài.
Đề tài của sơn mài thì rất nhiều nhưng lối rẽ mang lại cho anh nhiều cảm hứng sáng tác nhất vẫn là văn hóa dân gian.
Anh tâm sự: “Xã hội ngày càng hiện đại và những nghệ sỹ quyết định đi theo lối truyền thống là phải chấp nhận khó khăn, vì những sản phẩm/tác phẩm ấy khá kén người dùng. Người dùng yêu sơn mài đã hiếm, người dùng thực sự hiểu về sơn mài càng hiếm hơn. Đó là thách thức của những người theo nghề sơn mài”.
Phát làm sơn mài theo cách và chất truyền thống, tức là sơn mài để tạo ra hồn cốt, ra thẩm mỹ chứ không phải mài để sơn lên như sơn ô tô, xe máy…. Sơn mài càng kỳ công, chất liệu càng tốt thì tạo ra sản phẩm càng giá trị. Thế là, nghệ thuật sơn mài đã kén người chơi, lại còn tiếp tục tạo ra những phân khúc riêng của nó.
Khó khăn là thế, nhưng nghệ nhân quê Sơn Tây này vẫn chọn sơn mài vì với anh, chất liệu này là một phần của văn hóa Việt. Ngoài chất liệu sơn bề mặt, nó còn có chất keo được lưu truyền từ đời này đến đời khác. Với anh, nó thuần Việt nhất trong những vật liệu mà anh từng sáng tác.
Anh bảo: “Mình may mắn hơn các họa sỹ khác là trở thành họa sỹ khi đã là một nghệ nhân. Tư duy sáng tác của mình phát triển từ nền tảng là một người thợ sơn mài. Năm 2017, sau khi được phong tặng nghệ nhân Hà Nội thì năm 2018, mình được Thành phố tạo điều kiện mở lớp học với 35 học viên. Sáu tháng sau, các học viên đã tốt nghiệp, có thể tạo ra những sản phẩm sơn mài được thị trường chấp nhận. Bảy người trong số đó đã ở lại/cộng tác với mình cho đến tận bây giờ”.
răn trở lan tỏa lửa nghề
Trở lại chuyện những chú trâu, Nguyễn Tấn Phát hồ hởi chia sẻ: “Sau khi tôi giành giải cao nhất trong cuộc thi Thiết kế Thủ công Việt Nam 2020 về bộ ba tượng trâu sơn mài thì tôi nảy ra ý tưởng làm 1010 chú trâu, tượng trưng cho 1010 năm Thăng Long – Hà Nội.
Lấy cảm hứng từ mái nhà tại các miền quê Bắc Bộ, các vùng đồng bào thiểu số, cùng họa tiết trống đồng, đến nay, mình đã hoàn thành hơn 300 mẫu để sắp đặt tại Làng cổ Đường Lâm”.
Anh nói: “Những con trâu là sản phẩm thôi, nhưng mình gắn nó với các biểu tượng, giao cho nó sứ mệnh truyền tải một thông điệp nhất định thì nó trở thành tác phẩm”.
Chỉ vào một tác phẩm ngay cạnh chỗ chúng tôi ngồi, anh nói thêm: “Con kén, con tằm… đều là những sản phẩm khi là phôi, nhưng khi kết hợp với nghệ thuật sơn mài, rồi lại đặt nó vào với gốc gỗ lũy này chẳng hạn thì nó trở thành tác phẩm nghệ thuật hiện đại. Nhìn tổng thể giờ đây bạn sẽ thấy đây không còn là sản phẩm nữa mà nó là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt rồi”.
Chia tay họa sỹ, nghệ nhân trẻ đầy nhiệt huyết, ngọn lửa nghề trong Nguyễn Tấn Phát như truyền sang cả tôi – một người đam mê mỹ thuật. Cảm nhận đó khiến tôi càng có thêm niềm tin, rằng các thế hệ nghệ nhân – nghệ sỹ trẻ đang âm thầm chuẩn bị rất kỹ cho việc kế thừa và phát triển những vốn quý của dân tộc, trong đó có nghệ thuật sơn mài.
răn trở lan tỏa lửa nghề
Trở lại chuyện những chú trâu, Nguyễn Tấn Phát hồ hởi chia sẻ: “Sau khi tôi giành giải cao nhất trong cuộc thi Thiết kế Thủ công Việt Nam 2020 về bộ ba tượng trâu sơn mài thì tôi nảy ra ý tưởng làm 1010 chú trâu, tượng trưng cho 1010 năm Thăng Long – Hà Nội.
Lấy cảm hứng từ mái nhà tại các miền quê Bắc Bộ, các vùng đồng bào thiểu số, cùng họa tiết trống đồng, đến nay, mình đã hoàn thành hơn 300 mẫu để sắp đặt tại Làng cổ Đường Lâm”.
Anh nói: “Những con trâu là sản phẩm thôi, nhưng mình gắn nó với các biểu tượng, giao cho nó sứ mệnh truyền tải một thông điệp nhất định thì nó trở thành tác phẩm”.
Chỉ vào một tác phẩm ngay cạnh chỗ chúng tôi ngồi, anh nói thêm: “Con kén, con tằm… đều là những sản phẩm khi là phôi, nhưng khi kết hợp với nghệ thuật sơn mài, rồi lại đặt nó vào với gốc gỗ lũy này chẳng hạn thì nó trở thành tác phẩm nghệ thuật hiện đại. Nhìn tổng thể giờ đây bạn sẽ thấy đây không còn là sản phẩm nữa mà nó là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt rồi”.
Chia tay họa sỹ, nghệ nhân trẻ đầy nhiệt huyết, ngọn lửa nghề trong Nguyễn Tấn Phát như truyền sang cả tôi – một người đam mê mỹ thuật. Cảm nhận đó khiến tôi càng có thêm niềm tin, rằng các thế hệ nghệ nhân – nghệ sỹ trẻ đang âm thầm chuẩn bị rất kỹ cho việc kế thừa và phát triển những vốn quý của dân tộc, trong đó có nghệ thuật sơn mài.
răn trở lan tỏa lửa nghề
Trở lại chuyện những chú trâu, Nguyễn Tấn Phát hồ hởi chia sẻ: “Sau khi tôi giành giải cao nhất trong cuộc thi Thiết kế Thủ công Việt Nam 2020 về bộ ba tượng trâu sơn mài thì tôi nảy ra ý tưởng làm 1010 chú trâu, tượng trưng cho 1010 năm Thăng Long – Hà Nội.
Lấy cảm hứng từ mái nhà tại các miền quê Bắc Bộ, các vùng đồng bào thiểu số, cùng họa tiết trống đồng, đến nay, mình đã hoàn thành hơn 300 mẫu để sắp đặt tại Làng cổ Đường Lâm”.
Anh nói: “Những con trâu là sản phẩm thôi, nhưng mình gắn nó với các biểu tượng, giao cho nó sứ mệnh truyền tải một thông điệp nhất định thì nó trở thành tác phẩm”.
Chỉ vào một tác phẩm ngay cạnh chỗ chúng tôi ngồi, anh nói thêm: “Con kén, con tằm… đều là những sản phẩm khi là phôi, nhưng khi kết hợp với nghệ thuật sơn mài, rồi lại đặt nó vào với gốc gỗ lũy này chẳng hạn thì nó trở thành tác phẩm nghệ thuật hiện đại. Nhìn tổng thể giờ đây bạn sẽ thấy đây không còn là sản phẩm nữa mà nó là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt rồi”.
Chia tay họa sỹ, nghệ nhân trẻ đầy nhiệt huyết, ngọn lửa nghề trong Nguyễn Tấn Phát như truyền sang cả tôi – một người đam mê mỹ thuật. Cảm nhận đó khiến tôi càng có thêm niềm tin, rằng các thế hệ nghệ nhân – nghệ sỹ trẻ đang âm thầm chuẩn bị rất kỹ cho việc kế thừa và phát triển những vốn quý của dân tộc, trong đó có nghệ thuật sơn mài.
Minh Hòa.