Hoạt động gần đây
PHAN NGỌC KHUÊ
PHAN NGỌC KHUÊ đã đăng một tác phẩm mới.
10 tháng trước

Bát  sữa dê

Bát sữa dê

PHAN NGỌC KHUÊ
PHAN NGỌC KHUÊ đã đăng một tác phẩm mới.
10 tháng trước

Bình minh trên biển

Bình minh trên biển

PHAN NGỌC KHUÊ
PHAN NGỌC KHUÊ đã đăng một tác phẩm mới.
10 tháng trước

Vinh quy bái tổ

Vinh quy bái tổ
Xem thêm
Hoạt động nghệ thuật
Sách Mỹ thuật dân tộc Thái ở Việt Nam - Tác giả: Phạnm Ngọc Khuê
Thông tin xb: H.: Mỹ thuật, 2004
Phân loại tài liệu: 745.09597, W123(1Th) / M600T
Mô tả vật lý: 167tr.: ảnh, 30cm
Từ khóa: Mĩ thuật; Nghệ thuật trang trí; Dân tộc Thái; Việt Nam; Sách ảnh
Tóm tắt: Giới thiệu đôi nét về tác giả và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Sơ lược về dân tộc Thái ở Việt Nam với nghệ thuật kiến trúc và trang trí kiến trúc, nghệ thuật trang trí trên vải, đồ chạm bạc - trang sức, đồ gốm, đồ đan... THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 31 – Tràng Thi – Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện thoại: 04-38255397 (tổng đài). E-mail: info@nlv.gov.vn https://opac.nlv.gov.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-232334.html
Những người còn sót lại của các dòng tranh dân gian
Thứ hai, ngày 11/10/2004 - 08:31

30 năm và một kho tàng không có người thừa kế!

Ông Phan Ngọc Khuê có cái may mắn được tham dự rất nhiều lễ cấp sắc và nhiều nghi lễ tôn giáo khác của các tộc người định cư ở vùng núi các tỉnh phía bắc Việt Nam. Hơn 30 năm qua, ông đã sưu tầm được cả một kho tranh thờ có giá trị trên cả hai phương diện: Giá trị tôn giáo và giá trị nghệ thuật. Nhưng ông Khuê rất buồn vì không tìm nổi một đệ tử nào để truyền lại cái đam mê, cái nghiệp sưu tầm dòng tranh đặc biệt này. Cái duyên, cái nghiệp nghiên cứu tranh thờ đã đưa dẫn ông Khuê đến những bản làng heo hút nhất, gặp những thầy cúng kỳ bí nhất, nghe những câu chuyện khó tin nhất với bao kỷ niệm khó quên.

Lần ở Lào Cai, cách nay đã hơn mười năm, nghe tin trong một bản xa có gia đình ngày hôm sau làm lễ, thế là ông gấp rút lên đường. Đến nơi, vì là người lạ nên nói khó mãi gia chủ mới cho vào nhà. Khi gia chủ biết rõ mục đích, ông Khuê được chủ nhà mời lên ngồi chiếu trên uống rượu và được "mãn nhãn" nhìn ngắm một bộ tranh cúng đến hơn ba chục bức của thầy cúng bày ra làm lễ.

Chục ngày sau, khi đã quen với sự xuất hiện của ông khách lạ, anh thợ vẽ mới mời ông Khuê về nhà. Cũng phải sau bữa rượu khoản đãi của chủ nhà, ông mới tò mò gạn hỏi: Làm sao anh vẽ tranh thờ đẹp và nhanh thế? Bấy giờ anh ta vào buồng và ôm ra rất nhiều tranh. Ông Khuê thực sự bất ngờ vì những mẫu tranh gia bảo đó. Tất cả đều được bảo quản rất nguyên vẹn. Có những mẫu lần đầu tiên ông gặp, có những mẫu chỉ còn lưu được trên bản can giấy dó. Bản can gốc là những mẫu vẽ cổ và chuẩn xác nhất mà các thầy Tào còn giữ

Theo ông Khuê, tranh thờ Đạo giáo phía Bắc có nguồn gốc châu Á nhưng không phải tranh Tây Tạng (Lạt Ma giáo); Ấn Độ ( Ấn Độ giáo) cũng không phải tranh của thời của Trung Quốc như ta đã biết rõ.

Những bức tranh thờ của các dân tộc Tày, Nùng, Sán chỉ, Cao lan, Giáy… ngoài ý nghĩa về mặt tôn giáo còn có giá trị rất cao về mặt nghệ thuật. Tranh thường được vẽ trên giấy dó, giấy bản hoặc giấy xuyến chỉ bằng mực tàu và tô phẩm màu.

Tại những vùng núi phía bắc, thầy Tào (thầy cúng) ngoài việc “chăm sóc tâm linh” cho đồng bào còn là những nghệ nhân dân gian trong việc vẽ và lưu giữ những mẫu tranh thờ từ đời này sang đời khác. Có những thầy Tào tuổi ngoài bảy, tám mươi vẫn có thể vẽ lại những bức tranh thờ giống y nguyên bản mẫu cổ. Điểm khác nhau duy nhất là bức mới còn thơm mùi mực và bức kia cũ kỹ đã bạc, sờn vì thời gian.

Thầy Tào làm công việc cha truyền con nối. Bộ tranh thờ được coi là đồ gia bảo tối linh. Vì vậy, nếu không có người nối dõi, đến cuối đời thầy Tào thường phải làm lễ “giam âm binh”, tức là nhốt những bức tranh thường ngày vẫn dùng cúng tế vào ống tre rồi đem vào tận hang sâu vứt bỏ. Họ tin rằng làm thế sẽ ngăn được những “âm binh” vô chủ tìm đến phá hoại cuộc sống an lành nơi duơng thế. Cũng vì tập tục này mà rất nhiều tranh thờ ngày nay đã không còn nữa.

Với hơn 200 bức tranh lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, có lẽ ông Khuê là một trong những người sưu tầm nhiều tranh thờ nhất các tỉnh phía bắc. Với mục đích nghiên cứu, bảo tồn tranh Đạo giáo Việt Nam, hơn ba mươi năm qua, ông đã phân loại và bảo quản chúng cẩn thận tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Một cuốn sách của ông với tên gọi “Tranh Đạo giáo Việt Nam” đã được Nhà xuất bản Mỹ Thuật ấn hành năm 2001. Nhưng cái lo của ông là một ngày nào đó, chính ông cũng sẽ trở thành một “thầy Tào cuối cùng” trong công việc nghiên cứu.

https://nhandan.vn/nhung-nguoi-con-sot-lai-cua-cac-dong-tranh-dan-gian-post511125.html
Trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022 tặng 128 tác giả, đồng tác giả
(Chinhphu.vn) - Sáng 19/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến dự, phát biểu và trao tặng giải thưởng.
Lễ trao tặng được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tham dự buổi lễ có còn có các đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Báo cáo về quá trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng cho biết, công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất sát sao.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, các hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật được thực hiện qua 3 cấp của Hội đồng: Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và Hội đồng cấp Nhà nước.
Trải qua 3 cấp của Hội đồng đã có 27 tác phẩm, cụm tác phẩm đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; 144 tác phẩm, cụm tác phẩm đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật.
Phát biểu tại Lễ trao tặng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, trân trọng, khuyến khích, biểu dương và tạo mọi điều kiện để văn nghệ sĩ sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
"Trong buổi lễ trang trọng này, chúng ta dành tình cảm sâu sắc để tri ân văn nghệ sĩ đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp cách mạng, cùng nhau vinh danh văn nghệ sĩ bằng tài năng sáng tạo và sức lao động bền bỉ đã làm ra các tác phẩm, cụm tác phẩm có giá trị đặc biệt xuất sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng to lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ và nhận thức của nhân dân, đóng góp vào sự nghiệp phát triển của ngành văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho 8 tác giả, đồng tác giả và truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho 8 tác giả, đồng tác giả đã có cụm tác phẩm đặc biệt xuất sắc về văn học, nghệ thuật góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Tặng giải thưởng Nhà nước cho 87 tác giả, đồng tác giả và truy tặng giải thưởng Nhà nước cho 25 tác giả, đồng tác giả đã có tác phẩm, cụm tác phẩm xuất sắc về văn học, nghệ thuật góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

https://baochinhphu.vn/trao-giai-thuong-ho-chi-minh-giai-thuong-nha-nuoc-ve-van-hoc-nghe-thuat-nam-2022-vao-dip-19-5-102230324173823077.htm
Xem thêm