Hoạt động gần đây
Nguyễn Cẩm Nhung
2 năm trước

Nguyễn Cẩm Nhung
2 năm trước

Nguyễn Cẩm Nhung
Nguyễn Cẩm Nhung đã đăng một tác phẩm mới.
2 năm trước

Hành Cung Vũ Lâm

Hành Cung Vũ Lâm
Xem thêm
Hoạt động nghệ thuật
“Lụa vốn rất mong manh và đôi khi khó nắm bắt, vì vậy chất liệu này chưa bao giờ là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều sinh viên Mỹ thuật. Cũng có những bạn khi học tại trường rất đam mê lụa, đến sau khi tốt nghiệp lại không còn muốn theo đuổi đến cùng con đường thực hành này nữa. Nuôi giữ đủ lòng kiên nhẫn và duy trì cảm hứng là vấn đề muôn thuở dù là với sinh viên còn đi học hay với nghệ sĩ làm nghề.
Trưng bày lần này là một nỗ lực đánh dấu quá trình thực hành của một nhóm sinh viên chuyên ngành Lụa khoa Hội hoạ trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam trong một vài năm trở lại đây. Là giảng viên hướng dẫn của sinh viên, xuyên suốt cả một quá trình vừa quan sát vừa đồng hành cùng các em nhằm tạo ra những sự dịch chuyển nhất định qua từng bài sáng tác chuyên ngành, tôi biết rõ mỗi phấn đấu thay đổi và vượt khó dù nhỏ cũng đều hết sức đáng quý. Với tôi, những chuyển dịch ở góc độ kỹ thuật, kỹ năng hay biến chuyển về mặt tư duy không chỉ là đòi hỏi tự nhiên, cần thiết với mỗi cá nhân mà còn nên là triết lý cốt lõi của cả hệ thống đào tạo.
Những chuyển dịch này có lẽ cần được ghi nhận và khích lệ kịp thời để chúng không trở nên quá mong manh như bản thân chất liệu lụa, để cái còn đọng lại trên mỗi bề mặt lụa không chỉ giới hạn ở những nét riêng có, độc đáo trong tạo hình hay dấu ấn sáng tạo cá nhân mà còn mở ra khả năng dẫn lối người xem tới những trăn trở suy tư ẩn sâu bên trong mỗi tác phẩm.” - Nguyễn Thế Sơn - giảng viên hướng dẫn kiêm giám tuyển của 'Chuyển dịch mong manh.
Sự kiện do Manzi Art Space tổ chức với sự hỗ trợ của Viện Goethe.
+1
Lấy cảm hứng sáng tạo từ dòng tranh dân gian Hàng Trống từng xuất hiện và dần mai một ngay trên chính con phố Hàng Trống vốn thuộc huyện Thọ Xương xưa kia, dự án "Từ truyền thống tới truyền thống" là một nỗ lực đối thoại và viết tiếp giá trị từ dòng tranh truyền thống bằng những chất liệu truyền thống khác trong nền Hội hoạ Việt nam đó là chất liệu sơn mài và lụa. Dự án là một cơ hội để nhóm sinh viên được tuyển chọn từ chuyên ngành sơn mài và lụa thuộc khoa Hội Hoạ trường Đại học Mỹ thuật Việt nam có thể tiếp xúc trao đổi và học hỏi từ kỹ thuật tới tình yêu nghề, yêu văn hoá bản sắc bản địa từ nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh Hàng Trống – nghệ nhân Lê Đình Nghiên.
Trong vòng 1 tháng các bạn sinh viên tham gia dự án đã có cơ hội tiếp thu khám phá trực tiếp từ những trải nghiệm thực tế với nghệ nhân Lê Đình Nghiên cũng như đề xuất những phương án sáng tạo tiếp các tác phẩm lấy cảm hứng từ chính dòng tranh Hàng Trống cũng như có thể tương tác ngay với chính không gian ngôi Đình Nam Hương toạ lạc trên phố Hàng Trống.
Tiếp sau phần trưng bày đợt 1 trong 2 tuần để khởi động dự án với cuộc đối thoại đầy hứng khởi giữa các bức tranh hàng Trống của nghệ nhân Lê Đình Nghiên và những bài tập chép tranh dân gian của 1 số sinh viên chuyên ngành sơn mài, cuộc trưng bày lần 2 này là một nỗ lực ứng tác và hoàn thành tác phẩm hoàn toàn mới trong 3 tuần làm việc tại 2 xưởng sơn mài và lụa dưới sự hướng dẫn của 2 giảng viên Triệu Khắc Tiến và Nguyễn Thế Sơn. Mỗi tác phẩm trưng bày lần này là những phương án ứng tác, từ những tác phẩm mang xu hướng thiết kế cho đến những tác phẩm mang tính thử nghiệm có khả năng tương tác cao chứa đựng những suy tư về giá trị di sản của văn hoá truyền thống trong đời sống hiện đại.
Hi vọng với thời gian trưng bày gần 2 tháng, cuộc trưng bày lần này sẽ có thể kích thích sự quan tâm của giới trẻ cũng như của cộng đồng trước những vấn đề sống còn của các giá trị di sản văn hoá nói chung cũng như của nghệ thuật tranh dân gian Hàng trống nói riêng. Đồng thời cũng khơi gợi tình yêu và sự trân quý các di sản văn hoá truyền thống không những của Việt nam mà của của các nền văn hoá khác dân tộc khác, khi phần tiếp theo của dự án sẽ kết nối di sản văn hoá của tranh khắc gỗ truyền thống Nhật bản tiếp tục được ứng tác với chất liệu truyền thống sơn mài và lụa trong nền Hội hoạ Việt nam sẽ diễn ra vào năm sau.
Cuộc trưng bày lần này cũng là dịp để cổ vũ và tôn vinh những sáng tạo cá nhân của những sinh viên, những nghệ sỹ trẻ trên con đường sáng tác độc lập phía trước luôn quan tâm đến các giá trị di sản văn hoá truyền thống, văn hoá bản địa để đưa vào các thực hành nghệ thuật, viết tiếp nên những giá trị sáng tạo mới, cũng là một cách bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản một cách có tính sáng tạo hơn.


Giám tuyển
Nguyễn Thế Sơn