Tác phẩm là tranh phong cảnh vẽ lại khung cảnh cổng nhà cũ trong buổi chiều tà với những ánh nắng xuyên qua kẽ lá của giàn hoa lý, tạo nên một khung cảnh đầy ấn tượng và nên thơ, gợi lại nhiều kỷ niệm hoài cổ của nhiều người. Tác phẩm được thể hiện trên chất liệu Tranh Bột Điệp là chất liệu đặc biết do tôi sáng tạo đã đăng ký bằng sáng chế về chất liệu và quy trình chế tác, tôi tự đặt tên chất liệu là " Tranh Bột Điệp". Tranh không được vẽ trên giấy, hoặc vải... mà được vẽ ngược trên nền của màng điệp và cán trên nền gỗ, được hoà trộn nhiều lớp giữa keo nhựa Eboxy và bột điệp ( được tán nhỏ từ vỏ loại điệp giấy hay còn gọi là Điềm điệp). Toàn bộ hình ảnh và các lớp bột điệp được bao trọn bởi những lớp nhựa Eboxy trong suốt và rắn chắc. là chất liệu mới những qua nghiên cứu thì tranh có độ bền cực cao (có thể tới hàng trăm năm), tranh không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khong chịu baog mòn bởi các loại dung môi như xăng dầu, butyl... Nhìn trong tranh hình ảnh được liện lên trên nền bột điệp với ánh xà cừ của vỏ điệp tạo nên vẻ đẹp lung linh lạ mắt khác hẳn với những chất liệu đã có từ trước. “Ngõ nắng” của Đinh Công Tuyến là tác phẩm tiêu biểu cho kỹ thuật độc đáo của anh Đinh Công Tuyến, ngõ nắng, hội họa, tranh ngang, bột điệp, tranh bột điệp, tranh vẽ bột điệp, đường phố, làng quê, quê hương, nhà cửa, cỗng ngõ, giàn hoa, phong cảnh, cây cối, xe đạp, kỷ niệm, ánh nắng, tranh vẽ, tranh sáng tác, hoa lá, ... Xem thêm
Tôi là Đinh Công Tuyến, tôi sinh ra và lớn lên trên quê hương Quảng Yên, thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. Quê tôi được mọi người biết đến với địa danh nổi tiếng là dòng sông Bạch Đằng đã đi vào lịch sử với ba lần chiến thắng giặc ngoại xâm. Nơi tôi sinh sống vẫn còn có những lễ hội mang đậm nét văn hoá đặc sắc của Việt Nam như lễ hội Tiên Công, Lễ hội xuống đồng... Ở nơi đây là vùng đất thật sự thanh bình với nhiều cảnh đẹp. Đặc biệt với tôi hình ảnh những bến sông, những con thuyền nơi đây luôn là nguồn cảm hứng, bên cạnh đó những loài hoa cỏ dại ven đường tưởng chừng ít ai để ý cũng tạo cho tôi nhiều cảm xúc trong những sáng tác của mình. Ở nơi tôi sống có loài điệp giấy là vật liệu mà các nghệ nhân của làng tranh Đông Hồ dùng nó để tạo nên Giấy điệp. Điệp giấy ở đây có trữ lượng hàng năm đến hàng nghìn tấn, người dân mổ lấy ruột, lấy ngọc vỏ thường là họ bỏ đi, nhiều nới vỏ điệp ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống. Sau nhiều năm nghiên cứu tôi đã hoàn thiện quy trình cho một loại chất liệu mới trong Hội Hoạ và gọi nó là Tranh Bột Điệp. Hiện tại chất liệu Tranh Bột Điệp đang được đề cử trong Sách Vàng Sáng Tạo Việt Nam.
Bình luận (0)